Saturday, July 25, 2009

Các Nhà Thờ Của Quận Dầu Tiếng

Có lẽ đây là quận mà dân ti`nh nghèo nhất của tỉnh Bi`nh Dương, vi` đại đa số đi làm công nhân cạo mủ cao su, thi` còn khuya mới ngóc đầu lên nổi.

Vậy mà thật lạ là từ vùng rừng cao su đất đỏ xa xôi đó, lại có nhóm người làm thế nào mà vượt thoát sang xứ Huê Kỳ này, mà có nhiều không ? Sao họ lại có thể thành lập được Hội Ái Hữu Dầu Tiếng ở San Jose?

Bây giờ nhớ lại tôi cũng không biết quận lỵ này cách Thủ Dầu Một bao xa, vi` hồi đó tôi co`n nhỏ quá, mới năm sáu tuổi, chỉ biết có hãng xe đo` Phước Chí chạy đường cầu Bình Nôm, Thanh An, Cỏ Trách mà xuống chợ Thủ, hay chạy bằng một đường khác, xuyên qua các làng Một, làng Bốn vô tới gần Thị Tính rồi quẹo qua Bến Cát mà xuống SaiGon.

Đọc cuốn Đặc San Tết Giáp Thân, thấy anh Từ Minh Tâm nói về các chùa gần Bình Dương, tôi cũng xin nói về những hồi ức về mấy nhà thờ ở quận Dầu Tiếng.

Trong mấy mươi làng trong rừng cao su thuộc hãng Michelin thì chỉ 3 làng có nhà thờ mà thôi, đó là nhà thờ làng Một (họ Đức Bà), cách chợ quận chừng hơn cây số, có linh mục ; Nhà thờ làng Sáu gần nhà thương thi` chỉ có các di` phước coi sóc và sáng chúa nhựt có cha ở nhà thờ lớn ngoài chợ (họ Trái Tim) vô làm lễ.

Nhà thờ này khuôn viên rất đẹp, chung quanh có trồng kiểng, nhiều nhất là bông náng (tên sách là đại tướng quân). Bông này trắng nuốt như hoa huệ nhưng thơm hơn nhiều. Vườn nhà thờ có trồng mận xanh và một hàng me cao vút. Có nhà bà phước và trường dậy học tới lớp nhứt. Năm học lớp 3, má tôi bắt vô trường này để học đạo cho dù phải đi 2 cây số xuyên qua rừng thưa, sáng đi tối về ghê sợ lắm.

Sau này đi nhiều nơi, tôi mới thấy đặc biệt địa phận Phú Cường có sách dạy giáo lý (kêu là sách Phần) đọc ê a chầm chậm như thế nầy:
-Hỏi có mấy đường lên thiên đàng .
-Thưa có một đường rất chính rất thật là đạo Thiên Chúa.

Co`n các địa phận khác thi` con nít học cuốn Thánh Giáo Thuyết Minh . Những bài kinh cũng có nhiều bài lạ lùng:
-A ! Chúa tôi, chúa trời cực khôn cực tốt. Tôi cám ơn chúa bởi chúa vi` tôi, chúa đã xuống thế làm thân người ta, chúa đã sanh ra ở hang tàu lừa.....

Co`n một nhà thờ nữa nhỏ hơn ở trong làng Bốn, tuy vậy nó vẫn được xây bằng gạch, lợp ngói và có tháp chuông. Tôi thường nằm dưới tháp ngó lên quả chuông to lớn, nhưng luôn né qua một bên, lo sợ lỡ nó có rớt xuống thi` mi`nh không bị úp vô trong. Gần kế bên hông nhà thờ có một cây gõ cổ thụ cả chục người ôm không giáp, về mùa trái rụng xuống đầy gốc, gai góc lởm chởm như trái chôm chôm.

Mỗi năm đến lễ Noel thì dân trong các làng dù có đạo hay không vẫn tuôn ra khu vực nhà thờ chợ quận. Đèn sao giăng mắc, nhạc thánh ca vang lừng. Cô gái đẹp mà nết na nhứt họ đạo sẽ được chọn đóng vai Đức mẹ Maria đứng nơi hang đá có Chúa hài đồng.

Làng tôi cách chợ khoảng 7 cây số, năm 6 tuổi được đi dự lễ Noel đầu tiên trong đời ... và tôi bị lạc trong lễ nửa đêm, khóc quá xá, nhưng vi` to họng quá, nên mấy người làng nghe được cái giọng đặc biệt của tôi mà dẫn về.

Sao hồi đó tôi thấy khuôn viên và thánh đường họ Trái Tim to lớn quá, mà năm 95 tôi về thăm lại thi` thấy điù hiu như muốn ụp xuống cái sân xi măng nứt nẻ, hàng ghế xộc xệch xiêu vẹo vì chịu đựng gần 100 năm nay. Tượng Chúa giang tay như quá mỏi mệt vì đàn chiên nay rời rạc không biết tản mác phương nào .

Hỏi ra mới biết đạo Chúa càng ngày càng phát triển trong vùng đầy bóng tối của rừng cao su, nhưng bây giờ cả quận Dầu Tiếng chỉ co`n có cái nhà thờ tại chợ quận này, 3 cái kia giờ không co`n vết tích bởi chiến tranh, không co`n "một ho`n gạch nào chồng lên ho`n gạch nào" như thành Giê-ru-salem ngày xưa vậy .

Cám ơn các bạn đã bỏ công sức ra rất nhiều vi` nặng ti`nh quê hương, mà lập nên hội Ái Hữu Dầu Tiếng, để chúng ta còn có nơi hội tụ, nói về nơi quê hương yêu dấu.

No comments:

Post a Comment