Saturday, July 25, 2009

Ăn Trộm Vịt

Con vịt coi vậy mà gần gũi với bữa ăn của người dân quê miền Nam hơn là con gà. Món gi` thịt gà làm được, thi` thịt vịt cũng không thua, mà có khi hơn hẳn. Thí dụ món tiết canh, ta chỉ có món tiết canh vịt, chớ chưa hề thấy ai ăn tiết canh gà bao giờ. Biết sao không? Đàn ông mà ăn tiết canh gà, đêm đêm sẽ xửng cồ gáy, làm phiền lòng vợ, có khi bị bả đạp xuống gầm giường, rồi nói sao xui!Người Việt mi`nh khiêm nhượng lắm, cứ cái gi` nhỏ thi` nhận là của mi`nh, co`n cái gi` to lớn một chút thi` cho rằng của nước ngoài: Con Vịt Xiêm (con ngan Thái Lan) to gấp hai con vịt ta. Trái mãng cầu ta lớn bằng nắm tay mà trái mãng cầu xiêm lớn như trái dừa. Trái chuối Tây cũng lớn hơn trái chuối cau của ta. Mà chưa chắc gi` trái chuối lớn đó là chuối Tây, vi` ở bên Tây lạnh quá như vậy dễ gi` chuối sống nổi, ngay cả nước Tàu kế bên VN như vậy mà cây chuối còn đèo đọt không lên nổi vi` lạnh mà.Hồi xưa vịt đàn toàn là vịt sẻ màu nâu xám, mỗi con nặng chừng hơn ký lô, nhưng bây giờ vịt đàn gọi là vịt Bắc Kinh màu trắng và to như vịt bầu nhưng cổ cao hơn một chút.Con gà trống thi` khác gà mái rất nhiều, nhi`n thấy ảnh là biết ngay, từ dáng to lớn đi nghênh ngang, đến đuôi cong vo`ng, mào đỏ chót, chân có cựa và lông vũ đẹp đẽ, còn vịt thi` lại khác, đực cái gi` chúng cũng giống nhau quá. Con đực giọng khàn khàn và chỉ có thể nhận ra anh ta là vi` ở ngay phao câu có một cái lông cong tro`n lên như chữ C. Nếu nhổ nó đi thi` chỉ vài ngày sau lại mọc lên cộng lông mới cũng cong y chang như vậy.Làm thịt vịt chỉ ngán một nỗi là khi mi`nh nhổ lông nó, nhứt là khi mua nhằm con vịt đang ra lông măng, nhổ muốn chết cha luôn. Muốn làm lông vịt cho dễ, người ta bỏ vô nồi nước sôi chút xà bông bột, nó sẽ làm tan chất dầu nhờn ở lông và da con vịt thi` dễ nhổ hơn. Khi vừa cắt tiết xong, lấy ống đu đủ nhỏ hay ống trúc luồn vô dưới da mà thổi cho con vịt căng lên to như con ngỗng, lấy dây cột cổ lại cho khỏi xi` hơi ra, lúc đó làm lông còn dễ hơn nữa.Trước khi kể chuyện về cách ăn trộm vịt giữa ban ngày, của bọn con nít rắn mắt, tôi xin nói về cái tỉn nước mắm cái đã.Khoảng đầu thập niên 60 người ta vẫn còn xài cái tỉn làm bằng đất nung để đựng nước mắm, hồi đó bi`nh bằng ny-lon chưa được phổ biến nhiều. Đó là đồ đựng hi`nh quả trám, nặng chi`nh chịch mà sức chứa chưa tới 4 lít . Khi đổ đầy nước mắm vô rồi thi` nhà thùng dùng xi măng mà khằn cái miệng lại. Tuy nhiên nước mắm vẫn rỉ ra hôi ri`nh. Đã thế chung quanh cái tỉn lại dùng lá kè non mà ràng làm quai xách coi rất bê bối. Khi mi`nh xài hết nước mắm rồi, mấy cái tỉn bị vất lăn lóc ngoài sau hè. Lâu lâu có cái xe đap ràng cần-xé hay ghe đi mua lông vịt thi` mua tỉn luôn. Có khi họ không trả bằng tiền mà chỉ đổi cốm ngào đường mà thôi. Họ đạp xe khắp hang cùng ngõ hẻm hoặc bơi xuồng trong các kinh rạch và rao:-Ai có ve chai, nhôm bể, lu, lông vịt, hột gòn .... đổi cốm hông???Khi nước lụt dâng lên ban đêm, thường thi` mấy cái tỉn bị trôi theo giòng nước. Cho dù giòng nước chảy khá mạnh, nhưng vi` hi`nh thể của cái tỉn tro`n tro`n, nó cứ trôi lắc lư từ từ, nên người ta có câu: “Đủng đỉnh như cái chỉnh trôi sông.” để tả con người làm gi` cũng chậm chạp, không xốc vác chút nào.Miền Bắc gọi cái tỉn là cái chĩnh, như trong câu: “Chuột sa chĩnh gạo.” Trong khi người Nam thì lại nói: “Chuột sa hũ nếp.”Sở dĩ tôi phải dài dòng về cái tỉn nước mắm là vi` đó là dụng cụ để ăn trộm vịt.Nếu đàn vịt mà co`n đang ăn trên đồng cạn nước thi` vô phương bắt nó. Người lạ đến gần thi` cả đàn chạy dạt ra xa và kêu cạc cạc ầm lên. Anh chàng chăn vịt vác cái sào tre lại đứng trên bờ ruộng thi` làm sao bắt trộm cho được.Phải đợi bầy vịt ra con kinh đào hoặc sông nhỏ mới ra tay được.Lên phía trên giòng nước chảy, cột vô cái tỉn đã múc nước gần đầy, chỉ nổi phập phờ, một sợi dây nhợ dài như dây diều. Ngay quai xách lại móc hai lưỡi câu có mồi cua hay cá. Cái tỉn được thả trôi xuống phía bầy vịt.Anh chàng chăn vịt giữa trưa nắng chang chang, nóng thấy ông bà ông vải nên chui vô bóng mát dưới rặng trâm bầu. Anh nằm dài lấy cái nón lá ngửa ra kê đầu, mắt hấp háy nhìn trời và chân thi` gác tréo ngoe, vừa nhịp nhịp vừa hát:"Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo"Trăng đêm nay diù dịu cả không gian"Tôi với em đi gánh nước cạnh đi`nh làng"Mùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắng .....""Nước giếng trong giữa đồi cát trắng"Bên ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao kề"Dưới trăng khuya tôi với em quảy gánh ra về ......"Anh đang mơ màng cái cảnh đi gánh nước với em, thi` hai con vịt của anh ăn nhằm lưỡi câu, nó giằng qua giựt lại làm cái tỉn chao đi và nước tràn vô đầy tỉn. Cái tỉn chìm xuống và với sức nặng đó, nó kéo cổ hai con vịt xuống theo tới dưới đáy sông và neo luôn ở đó.Trong khi anh chủ của nó thi` đang rướn cổ lên để ca một câu mùi tận mạng:"Ba năm sau, tui trở về quê cũ, gánh nước đêm trăng để ti`m lại kẻ chung ... ti`nh ...""Quảy gánh lên vai tôi thờ thẩn một mi`nh ..."Anh nhỏm đầu nhi`n đàn vịt, lấy nón lá rách đội lên rồi vác cái sào dài "thờ thẫn" đi theo đàn vịt, vi` chúng không khi nào chịu ăn hoài một chỗ, chừng năm mười phút sau nó đã kéo nhau đi xa cả mấy công ruộng, và anh chăn vịt lại lững thững theo sau, không biết rằng có hai con vịt của anh đầu đang cắm xuống, đít nhổng lên trời, chết mà không kêu lên được một hai tiếng cạc cạc từ giã cõi đời.Trên cánh đồng mênh mông, giọng hát buồn thoảng theo làn gió:"Ho` ơi ! Ai phụ tôi có đất trời chứng giám"Phận tôi nghèo đâu xứng đáng cùng ai"Tưởng cái giếng sâu tôi nối sợi dây dài"Ngờ đâu giếng cạn .."Ho` ơi .. ngờ đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây !!"Chờ anh chăn vịt khuất dạng, bọn ăn trộm mới phăng theo sợi dây mà lấy hai con vịt dồn vô bao , thong thả xách về làm thịt để nhậu chơi.

Tân Ngố (làng Năm)
Tháng 8 năm 2004



Bản Gánh Nước Đêm TrăngSáng tác: Viễn Châu ---
Tri`nh bày bởi: ... Mầm non Văn nghệ Tân NgốSương thu lạnh bao trùm khắp nẻoTrăng đêm nay diù dịu cả không gianTôi với em đi gánh nước cạnh đi`nh làngMùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắngNuớc giếng trong giữa đồi cát trắngBên ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao kề ....Dưới trăng khuya tôi với em quảy gánh ra vềGiữa không trung tiếng sáo diù khoan nhặtNhư tiếng hẹn ho` của đôi mảnh ti`nh quêEm trước tôi sau hai đứa bước mau đi giữa đường mònĐôi ta vẫn lưu luyến nhau khi đến ngã ba đườngLà chỗ chia tay để trở về xóm nhỏCuối năm ấy tôi phải đi làm ở nơi rừng xa núi thẳmTrước khi ra đi tôi còn căn dặn em rằng:Em có thương anh thi` em đừng vội lấy chồngTôi sẽ ra đi miền viễn xứQuê người xin giữ dạ chờ mongGi`n lo`ng hai chữ nghĩa nhânYêu ai yêu chỉ một lần mà thôiEm cười em bảo với tôiThề có đất trời em không phụ anh đâuĐêm sau chờ em đi gánh nước tôi đón tại ngã ba đuờng dưới rặng mù uTôi không nói được nửa câu vi` vừa toan mở lời từ biệtThi` đôi mắt em đã rưng rưng do`ng lệTôi vội lấy khăn tay lau ra nước mắt và gánh hộ cho emđi một đổi đường gọi là lần cuối cùng giúp đỡ cho nhauKhăn tay tôi cất đem theoCo`n in nước mắt bạn nghèo năm xưaQuê người dãi nắng dầm mưaLàm sao quên kẻ sớm trưa đợi chờTôi đã về đây bên giếng xưaTrời cao vằng vặc bóng trăng thềBa năm xa cách em nào nhớ kẻ ở phương trời chịu nắng mưaBa năm sau tôi trở về quê cũGánh nuớc đêm trăng để ti`m lại kẻ chung ti`nh ...Quảy gánh lên vai tôi thờ thẩn một mi`nhNước giếng trong leo lẻo soi rỏ bóng hi`nh tiều tụy của tôiTiếng gà đã gáy sang canh,Trăng mười tám đã nhô lên khỏi đầu khóm trúcTôi ngồi khoanh tay bên đôi gàu nướcLo`ng bâng khuâng nên chưa vội bước chân vềNước giếng trong như mối ti`nh trong trắngTự ngày xưa thệ chẳng phai mờCớ sao em vội bước sang ngang không đợi không chờChồng của em ở miền đô thị lại là người tốt mã giàu sangCòn tôi thi` mặt nám da đen bởi mưa nắng của rừng sâu núi thẳmSau ba năm tôi trở về quê với hai bàn tay trắngBiết bán cho ai mua một tấm chung ti`nhHo` ơi, ai phụ tôi có đất trời chứng dámPhận tôi nghèo đâu xứng đáng cùng aiTuởng giếng sâu tôi nối sợi giây dàiHo` ơi, hay đâu giếng cạn, tôi tiếc hoài sợi giâyTrăng ơi trăng sáng làm chi khi lo`ng tôi đang u tốiNước giếng sâu trong vắt sao ti`nh ai kia như vũng nước trong bùnĐêm nay dưới ánh trăng khuya tôi lại thẩn thờ ra đi gánh nướcNgồi trên bờ giếng một mi`nhCó ai giải mối hận ti`nh cho tôi

No comments:

Post a Comment