Nhiều người trong chúng ta nghe bài "Co`n Thương Rau Ðắng Mọc Sau Hè" thi` cũng biết có một loài rau dùng để nấu canh ăn đắng lắm, nhưng hi`nh dáng nó ra sao, loại này bán có mắc tiền hay không ... thì bù trất.
Ở ngoài chợ khu Little SaiGon thường có bán một loài rau đắng, màu xanh lợt, thân tro`n, lá nhỏ mọc quanh thân trông giống như cộng rau ngổ, mà người Nam kêu là rau mò ôm (đã mò rồi còn ôm nữa hay sao? ) nhưng đó không phải là loại rau đắng mà nhạc sĩ Bắc Sơn nói đến trong bài hát nổi tiếng kể trên.
Trong các loại dùng để nấu canh, mà ăn đắng nhứt có lẽ là nấm tràm, kế đó là khổ qua (mướp đắng) rồi mới đến rau đắng.
Loại rau đắng cộng tro`n mà xanh lợt hiện nay ở VN cũng có bán đầy ngoài chợ, nhưng người dân gọi là rau đắng biển và không được chuộng bằng rau đắng đồng. Các bạn có nhớ trong bài hát có nói tới "..Coi khói đốt đồng .." Vi` ngày xưa ruộng đồng miền Nam chỉ cấy hay xạ lúa có một mùa, lúa xạ vào tháng 4 mà mãi tới tháng 12 mới chín vàng (8 tháng, trong khi lúa bây giờ có 70 ngày nghĩa là hơn hai tháng), bởi vậy ít có năm nào mà đem lúa về chất trên sân nhà trước Tết lắm. Lúc đó trên cánh đồng vắng tanh vi` chỉ còn trơ gốc rạ vàng ươm, thỉnh thoảng mới thấy vài người đi đào chuột hay tát đià mà thôi. Người ta chỉ cần một mồi lửa là đám đốt đồng cháy lan ra cả mấy tuần, đêm đêm lửa sáng rực bo` dần từ bờ kinh đằng kia đến tận rặng tràm cuối ruộng đằng này cách nhau cả chục cây số.
Hồi thập niên 60, rùa rắn còn nhiều, người ta nằm im phục kích dưới lung sẽ bắt được những loài này chạy trốn khói lửa, nhưng nếu chúng thấy bóng người là nằm i` lại có khi bị chết thiêu cũng đành.
Lung là cái gì? Đó là một lạch nước sâu, chạy ngoằn ngoèo trên cánh đồng, không trồng lúa trên đó được nên chỉ có bông súng, củ co, cây điên điển mọc mà thôi. Thỉnh thoảng cũng có những đám cỏ lăn, lác hay cây đưng mọc rậm ri trên đó có ổ gà đồng hay tổ con chim do`ng dọc dài như chiếc vớ, nhưng hầu hết lung trống lổng, lâu lâu có mấy bè rau muống hoặc rau dừa xanh có mấy phao trắng mọc từ thân ra làm cho cây rau nổi trên mặt nước.
Mỗi năm qua mùa Tết Nguyên Đán, nước trên đồng cạn khô nên bắt đầu nứt nẻ, nhưng nền đất dưới lung vẫn còn ẩm ướt. Từ nền đất ẩm này mọc lên hai loại rau hoang, đó là cải cúc đồng (tần ô) và rau đắng. Cúc đồng ăn có mùi nồng hơn loại trồng trong vườn, khi cây cúc già rồi thi` thân phồng ra như củ đậu phọng, nhổ lên đưa gần vô tai nghe có cái gi` gõ lục cục trong đó, tách ra thi` thấy một con sâu đã sắp biến dạng thành con rầy cánh cứng.
Hiện nay trên đường về miền Tây có rất nhiều quán cháo cá, nhưng hầu hết rau bày ra trên bàn là rau đắng biển, loại này y chang rau đắng bán bên Mỹ. Rau đắng biển bây giờ được trồng cách công nghiệp hay trong nhà kiếng, mọc mạnh, nhiều và có quanh năm, nhưng rau đắng đồng thi` không như vậy, nó hiếm lắm. Tôi thấy chỉ có quán Cây Sung gần Cai Lậy là có rau này ăn với cháo cá lóc. Quán này cách đây hơn 10 năm chỉ là một cái lều quán lá, trước sân có một cây sung trái xanh đỏ đẹp và mát, vậy mà chỉ nổi danh vi` một món cháo cá rau đắng thôi, sau 10 năm chủ nhân giàu lên thấy rõ, cơ ngơi bây giờ như một nhà hàng.
Ngày tôi co`n nhỏ, rau đắng mọc trên lung dầy đặc, xanh mướt và cao cả gang tay, trưa nắng chang chang mà mi`nh nằm lên thấy mát lạnh và êm như một tấm nệm. Nếu cắt một khoảnh lung chắc cũng đầy cả chiếc xe bo`. Rau cộng mảnh như rau răm, lá thuôn tro`n và nhỏ hơn lá rau dệu, nó cũng hơi giống rau sam nhưng cộng nhỏ hơn, lá mỏng hơn và mọc lên cao chớ không lan ra sát mặt đất như cây rau sam.
Từ ngày quê tôi đổi qua trồng lúa Thần Nông 2 mùa, thi` không còn thấy rau đắng mọc lên nữa, vi` ngay sau Tết là mùa rau đắng thi` vụ lúa Đông Xuân đang có đo`ng đo`ng sắp trổ, ruộng co`n ngâm nước rau mọc sao được.
Hơn 35 năm rồi, rau đắng hầu như chìm khuất trong trí nhớ, vậy mà hồi tôi về thăm nhà, thấy rau đắng lại mọc đầy sau vườn y như trong bài hát của Nhạc sĩ Bắc Sơn. Sao lạ lùng vậy? Hồi trước đây nó chỉ mọc ngoài đồng, sau mấy mươi năm hạt giống từ đâu mà lại có trong vườn? Số là như vầy:
Bây giờ không mấy ai lấp cái ao, cái đià gần nhà bằng cách ra ruộng chở đất về nữa, vi` ruộng đã bằng phẳng không co`n đất go` và công chở đất về cũng mắc, nên người ta lấp bằng cát. Từng ghe cát đậu dưới sông hay kinh rạch, dùng máy bơm theo ống mà phun cát lấp đià. Làm theo kiểu này gọn, rẻ mà sau này có muốn xây nhà trên đó cũng tốt vi` cát dẽ ra làm nền móng tốt hơn bùn xi`nh. Tuy nhiên vườn cát này trồng cấy cây gi` trông cũng èo ọt lên muốn không nổi, người ta mướn nhân công "vác bùn" lên đắp thêm trên mặt cát một lớp dầy khoảng hai ba tấc. Khi bùn khô rồi thi` thành một lớp đất màu nên chuối, ổi, mía, mãng cầu xanh tươi trông thấy ... và dưới chân mấy cây trái này, một lớp rau đắng mọc lên. Truy nguồn cội thi` ra hột rau đắng lẫn trong bùn từ ruộng chảy về ao, hoặc trôi ra sông rồi trầm tích ở đó, mấy mươi năm nay khi được vớt lên vườn nên nảy mầm mọc lại. Rau đắng bền bỉ y hệt như người dân quê chân lấm tay bùn, qua bao chiến tranh, biến động của thời cuộc rồi vẫn vươn lên, bám lấy mảnh đất quê hương để mà tồn tại.
Nghề vác bùn mới có chừng hơn 10 năm đây thôi, đó là một nhóm ba bốn người đi xe đạp qua các miền quê, đằng sau có ràng bọc quần áo và một cái thùng thiếc như cái thùng xách nước nhưng dài hơn. Khi ăn giá theo thước khối rồi, họ sẽ ở trọ tại nhà chủ vườn, làm một cái thang từ bờ xuống ao, dùng cái thùng thiếc đó mà nhận lút xuống xi`nh rồi vác ngược nó lên mà đổ sắp lớp lần lượt cho từng khối bùn kế nhau như những ổ bánh mi`. Họ lấy diện tích vườn nhân với chiều cao mà tính ra bao nhiêu khối đất đã "các" vườn lên cao. Phương pháp này không những nhanh, sạch sẽ vườn, làm ao thêm sâu, mà đất vườn thêm tốt nữa.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment