Saturday, July 25, 2009

Quê Cũ

Năm tám tuổi, tôi theo mẹ rời Dầu Tiếng trên chiếc xe đo` cũ rích, lo`ng nghẹn ngào vi` không chắc có ngày về lại nơi tôi được sinh ra và lớn lên, có biết bao bạn bè, với những tro` chơi co`n đang bỏ dở. Sẽ chẳng bao giờ co`n nhi`n lại đươc ngôi trường tiểu học và cô giáo Lê của tôi, đẹp nhất làng, nhất quận (Không biết bây giờ cô trôi dạt nơi đâu ?).

Về tới Rạch Giá, mấy anh em tôi ngơ ngẩn nhớ tới rừng cao su bạt ngàn, nhớ những con đường thẳng tắp trải đá đỏ, nhớ ngôi nhà thờ Công Giáo ở làng Bốn và làng Sáu có qủa chuông trên tháp chuông cao vút. Ngôi giáo đường làng Bốn nằm cùng dẫy với nhà làng và ngôi chùa Phật mái cong, có ông thiện ông ác mà bọn trẻ con rất sợ khi chạy ngang qua đây những hôm tối trời. Lạ một điều là tuy trong làng có rất nhiều giếng xây, nhưng cái giếng gần chùa bao giờ cũng trong, cũng ngọt nhất. Mọc rải rác trong làng, có những cây gõ lớn cả mười người ôm không giáp, cây cầy, cây sao đá cao vút xanh tươi.

Ngoài vườn cao su, ong đóng mật mỗi mùa hoa, đến sau lễ Giáng sinh thi` lá vàng rụng đầy đất. Khi trái rụng thi` nổ lốp bốp văng hột to bằng ngón chân cái ra khắp nơi. Chúng tôi thường đi hốt từng thùng sắt tây bán cho người ta làm xà bông vi` hột này rất béo.

Ở Rạch Giá đồng ruộng thẳng cánh co` bay, mênh mông phẳng li` không biết đâu là bờ bến, chung quanh nhà chỉ có ít bụi chuối, vài vồng khoai lang. Đêm đêm cá lóc táp oàm oạp nơi ao đià càng làm chúng tôi nhớ về làng cũ với cây cao bóng cả.

Sau này lớn lên, đi đó đi đây nhiều, mỗi lần nghe tôi nói là mi`nh gốc gác ở Dầu Tiếng, là người ta lại đề cập tới sốt rét ngã nước, tới Su-Bi-Giăng đánh đập công nhân cao su, tới cuộc sống nghèo nàn của người dân vùng này. Bây giờ đã gần nửa thế kỷ trôi qua, tôi kể lại chuyện xưa không với mục đích bênh vực hay ca tụng những chủ nhân người Pháp của hãng Michelin, chỉ mong ước rằng cuộc sống người dân bây giờ nếu không hơn, thi` ít nhất cũng bằng những ngày cách đây 50 năm.

Má tôi là người Bắc, nhưng ba tôi là người miền Nam. Ngày co`n sống, ông là thầy Su của làng Năm, chúng tôi được ở hai căn nhà xây lợp ngói, co`n người công nhân bi`nh thường thi` ở một căn. Ngoài tiền lương, dân làng co`n được lãnh gạo, cá khô hàng tháng, rau thi` hàng tuần, thỉnh thoảng mới có thịt cá. Mỗi chúa nhựt, có xe cam nhông của hãng đưa rước dân đi lễ và đi chợ ngoài thị trấn Dầu Tiếng, ngày thường thi` có thể mướn xe ngựa để đi xa.

Các anh chị tôi thường đi chợ quận và mua về những bản nhạc mới như:
"Mây bay qua, ánh trăng chiếu dần vào rung đồng bao la
Nghe xa xa mấy câu hát vọng từ đầu thôn đưa về."

Đôi khi họ co`n mua về những tập mỏng gồm bài ca cổ nhạc, có một bản kể chuyện ti`nh của thầy giáo làng với cô thôn nữ: "Tiếng Trống Trường Làng". Dù đã hơn bốn mươi năm qua, nhưng tôi vẫn co`n nhớ ít đoạn :

… Hàng phượng chẳng trổ hoa đứng lặng lẽ bơ thờ. Bướm chẳng nhởn nhơ, chim không buồn ca hót. Tiếng ê a của học tro` như chi`m lặng trong không gian. Tiếng gõ thước trên bàn như chôn vùi niềm dĩ vãng. Chỉ có những chiếc lá vàng thi nhau rơi lả tả. Như khóc như than cho một kiếp duyên ti`nh.

… Sáng nay có một thiếu phụ dẫn con tới trường xin học, nhà giáo mới gỡ kiếng ra nhi`n. Thi` ô kià, rõ ràng là người đẹp của thuở nào. Thiếu phụ mới bỡ ngỡ thưa rằng: Dạ thưa thầy, đây là một đứa trẻ mất cha, xin thầy dậy và ban cho nó một chút ti`nh phụ tử.
Như suy nghĩ rồi, từ từ thầy lại gật đầu....

Bài vọng cổ này không biết có giống một chuyện ti`nh nào đã xảy ra ở trong làng hay không, nhưng trai gái thi nhau hát, đến nỗi một đứa nhỏ như tôi nghe riết, rồi cũng đâm thuộc lo`ng. Có lẽ người ta thích, vi` ngôi trường tiểu học cũng có hàng phượng vĩ đỏ ối mỗi độ hè về, có tiếng thước gõ trên bàn và những hồi trống tan trường.

Trong các trường làng, chỉ dậy đến lớp ba, nhưng làng Sáu có trường Bà Phước dậy tới lớp nhứt. Ngoài chợ quận mới có trường trung học tư thục. Mãi sau này mới thấy mở thêm một trường Bán Công.

Từ ngày có trí khôn, tôi chưa thấy ba tôi đánh một công nhân nào, ngay cả chưởi bới cũng không. Sau này tôi có hỏi má tôi về vấn đề này, bà nói rằng trong những buổi điểm danh bắt uống thuốc ký ninh để ngừa sốt rét, ai không uống mà lén nhổ đi vi` thuốc đắng thi` bị tát tai liền. Những công nhân từ xa tới, nhất là từ miền Bắc xa xôi, hầu hết là dân độc thân, họ thường dễ lậm vào những tật xấu như bài bạc rượu chè đĩ điếm, nếu cảnh cáo mà co`n tái phạm thi` bị đánh bằng roi. Nếu không thi hành kỷ luật thép, thi` sẽ sinh ra loạn ngay, nhưng những hi`nh phạt này cũng ít khi xẩy ra.

Người ta thường nói, hoặc viết về Bi`nh Dương thi` hầu hết là tả về tỉnh lỵ -Thị trấn Thủ Dầu Một- và những người ở vùng khác lại càng không biết nhiều về một quận lỵ tên là Dầu Tiếng nằm xa lắc xa lơ đó. Vậy tôi xin kể sơ:

Hãng Michelin kéo dài từ Bo (Port) cho đến gần Thị Tính và Bến Cát, có từ làng Một cho đến làng 26, mỗi làng cách nhau vài ba cây số. Vườn cao su vây bọc quanh làng được gọi là lô. Những làng lớn như làng Một, làng Bốn, làng Sáu đều có nhà thờ, chùa chiền, trường học, nhà làng , nhà sẹc (CLB thể thao). Sân đá banh, pho`ng thông tin. Riêng làng Sáu, có một nhà thương rất lớn, có đầy đủ bác sĩ, y tá và thuốc men để điều trị miễn phí cho toàn thể gia đi`nh công nhân. Những bà mẹ mới sanh con đều được lãnh thưởng và có xuất gạo hằng tháng để nuôi đứa bé này. Mỗi nhà đều có vườn rau và cây ăn trái bao bọc quanh nhà. Nhà được hãng xây theo hàng lối, lợp ngói, có cống rãnh thoát nước, bếp cách xa nhà khoảng mười thước, và đường trong làng rộng rãi có trải đá đỏ. Nhà nào cũng có mấy chiếc xe đạp, thỉnh thoảng cũng có nhà sắm được xe Mô By Lét. Các cô gái có vàng đeo nhỏng nhảnh, co`n thanh niên đeo đồng hồ Guy Le.

Thẩm mỹ thời ấy phải theo câu:
-Cặp rằn mũ phớt quần tây
Đồng hồ xe máy, mấy cây răng vàng.

Trai gái tán tỉnh nhau thi` hát:
- Chiều chiều ra đứng ngóng bên bờ sông, trông chim trời từng đàn, bay về phía xa xa , xui lòng thương nhớ bao người trai. Chim ơi cho ta nhắn đôi lời, một lời mà thôi, về phía xa xôi .. ...

Đó là hát tân nhạc, co`n về cổ nhạc thi` họ hát như sau:
-Bước sang canh một anh đốt ngọn đèn vàng.
Chờ con bạn ngọc thở than đôi lời.
Canh hai nguyệt đổi sao dời.
Tính sao thời tính cho trọn lời thủy chung.
Canh ba cờ phất trống rung, mặc ai, ai dãn ai dùng mặc ai.
Canh tư hạc đậu nhành mai, sương sa lớp lớp biết ai mà chờ.
Canh chầy thơ thẩn, thẩn thơ.
Đêm mơ thấy bậu, dậy rờ chiếu không.

Cuộc sống vui vẻ đó tan tành trong cuộc chiến. Đường bộ đi lên Dầu Tiếng thường bị đắp mô, co`n đường sông thi` khi nào có Hải Quân hộ tống ghe tàu mới dám đi, nhưng cũng rất nguy hiểm vì B40 từ bên bờ bắn ra, bom từ trên trời rơi xuống vi` bị nghi là đoàn tàu tiếp tế cho đối phương. Những trận đánh ở Dầu Tiếng và Bến Súc còn ghi lại nỗi kinh hoàng trên nét mặt người dân.

Tôi trở về quê xưa sau hơn ba mươi năm, lòng quặn thắt khi thấy không co`n lại gi` là dấu vết của làng xưa, dù chỉ một viên gạch hay một miếng ngói bể, chị tôi và các cháu sống trong một túp lều nhỏ như cái chuồng gà.

Rồi mãi đến mùa hè năm hai ngàn, tôi dẫn cả bầu đoàn thê tử về thăm lại làng Năm, chị tôi đã xây đựơc nhà, nền lót gạch bông, có TV và một cái xe Honda đậu trước cửa. Khi về ngang qua Thủ Dầu Một, tôi ở lại nhà Năm Tèo mấy ngày (Có lẽ những người ở Bi`nh Dương không lạ gi` Thằng Năm Pít Tông). Tôi cũng mừng khi thấy em mi`nh thành công nhờ đôi tay tài ti`nh và lòng yêu nghề thợ tiện cùng sự chăm chỉ làm ăn. Nhi`n thấy cơ sở của thằng Năm, tôi nghĩ mi`nh qua Mỹ đã hai mươi năm rồi mà có hơn gi` nó? Nhưng tôi vẫn cố gắng xin đưa nó đi Mỹ du lịch một chuyến, vi` biết chắc rằng với trí thông minh của nó, nó sẽ học hỏi được rất nhiều trong chuyến đi này.

No comments:

Post a Comment